Không gian làm việc văn phòng được đánh giá với tầm quan trọng trong hạng mục thiết kế và thi công. Mỗi ngày nhân viên văn phòng đều dành ít nhất 8 giờ đồng hồ thậm chí 12 giờ, công việc đôi khi tồn đọng bạn không thể gói chúng về nhà, việc níu chân bạn làm thêm giờ trong văn phòng hoặc đến sớm hơn để giải quyết và xử lý chúng là chuyện bất đắc dĩ.
Hiện nay các doanh nghiệp thường đầu tư tâm huyết và công sức trong việc thiết kế nội thất văn phòng nhằm tạo ra không gian làm việc tiện nghi, thoải mái mà nhân viên có thể dốc toàn năng lực, khả năng sáng tạo để cống hiến hết mình cho công việc.
Nội thất văn phòng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ chung của không gian mà còn giúp nhân viên cảm nhận được sự tự tin, thoải mái và hạnh phúc trong môi trường văn phòng được đầu tư, từ đó thúc đẩy năng suất lao động hiệu quả.
Nội thất văn phòng cho từng hạng mục chức năng
Nội thất văn phòng thiết kế phòng giám đốc
Phòng làm việc giám đốc là không gian được đầu tư kỹ lưỡng vì đây là nơi người đứng đầu điều hành công ty, là bộ mặt đại diện của doanh nghiệp. Là nơi đón tiếp các đối tác, khách hàng quan trọng và diễn ra các cuộc họp nội bộ của các cấp quản lý. Vì thế thiết kế nội thất phòng giám đốc chuyên nghiệp sẽ khẳng định uy quyền, tài lực và vận khí; tạo ấn tượng với khách hàng, nâng cao vị thế doanh nghiệp; tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, thoải mái cho lãnh đạo đồng thời cũng khẳng định ý nghĩa phong thuỷ.
Nội thất phòng giám đốc thường sẽ bao gồm 1 bàn làm việc cỡ lớn với chất liệu gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp có khả năng kháng ẩm, kháng mối mọt nhằm thể hiện quyền lực cũng như đẳng cấp của lãnh đạo. Ghế ngồi nên sử dụng đệm bọc da hoặc vải nỉ với kích thước lớn tạo sự hoành tráng, bề thế, có chức năng điều chỉnh độ cao thấp, độ ngả linh hoạt hiện đại. Trước bàn làm việc của giám đốc thông thường chuẩn bị một bộ bàn ghế phụ để họp hoặc tiếp khách, có thể là 1 bàn 4 hoặc 6 ghế. Tủ tài liệu nên đặt phía sau bàn ghế làm việc, kê sát tường tạo thế phong thuỷ vững chãi và thêm một bộ ghế sofa tiếp khách hàng, đối tác sang trọng, lịch lãm.
Ngoài ra bố trí đầy đủ vật dụng nội thất cần thiết cho công việc như điện thoại bàn, máy fax, máy in,… mang đến sự tiện nghi tối đa để giải quyết công việc nhanh chóng, khoa học.
Nội thất phòng làm việc của nhân viên
Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng hiện nay ưu tiên sự tối giản, tinh tế nhưng không kém phần năng động, sang trọng. Bàn làm việc của nhân viên được lựa chọn với kích thước vừa phải, kiểu dáng đơn giản, màu sắc tươi sáng, trẻ trung nhằm kích thích sự sáng tạo cũng như tôn tạo không gian làm việc tập trung, chuyên nghiệp. Văn phòng làm việc mở bố trí bàn cụm theo nhóm, cụm 4 – 6 người hoặc sắp xếp thành hàng để tiện trao đổi hoạt động đội nhóm. Cần có không gian di chuyển ít nhất là 0,8m để nhân viên dễ dàng di chuyển và không va chạm vào người khác.
Các ghế ngồi nhân viên có thể điều chỉnh độ cao, bàn làm việc cao vừa tầm, phù hợp với nhiều hình thức làm việc: laptop, máy tính, điện thoại… trong các bàn nên có thêm ngăn chứa đựng tài liệu, để đồ dùng cá nhân của nhân viên. Chọn lựa kích thước bàn ghế theo diện tích mặt bằng không gian làm văn phòng. Chiều cao bàn từ 0,8- 1m, kích thước điều chỉnh 0,8m * 0,6m
Yếu tố thẩm mỹ trong nội thất văn phòng giúp nhân viên bạn thoải mái, thư giãn, nó không chỉ tác động tới nhân viên mà còn cả khách hàng, đối tác và giúp tạo điểm nhấn cho nơi bạn làm việc.
Nội thất phòng họp
Nội thất phòng họp bao gồm các đồ cơ bản như bàn ghế họp, bục phát biểu, màn hình máy chiếu, loa, micro, tủ đựng tài liệu,… Tuỳ theo quy mô mà có sự điều chỉnh nhưng bàn và ghế họp là hai vật dụng không thể thiếu.
Cần lựa chọn bàn ghế họp phù hợp với diện tích căn phòng và số lượng người tham gia. Bàn ghế phòng họp nên chọn có chất lượng tốt, độ bền cao, có màu sắc và kiểu dáng trang nhã để tôn lên không gian lịch sự của phòng họp.
Hiện nay có rất nhiều bàn ghế kiểu dáng phòng họp khác nhau như hình chữ nhật, bàn tròn, hình ovan…Tùy vào mục đích sử dụng và phong cách thiết kế mà lựa chọn loại hợp lý nhất.
Màu sắc lựa chọn trong phòng họp cần phù hợp với phong cách thiết kế và diện tích căn phòng. Tuy nhiên bởi là phòng họp nên cần tôn lên nét lịch sự và trang trọng, vì vậy luôn ưu tiên các màu sắc trung tính đơn giản nhẹ nhàng.
Nội thất quầy lễ tân
Quầy lễ tân là bộ mặt trực diện của công ty văn phòng, là nơi diễn ra các hoạt động đón tiếp khách hàng, đối tác, là nơi trực tiếp tiếp nhận và xử lý các vấn đề công việc hành chính, giải đáp thắc mắc giữa khách hàng với doanh nghiệp. Vị trí của bàn quầy lễ tân thường đặt ở bên ngoài không gian làm việc, khu vực tiền sảnh của văn phòng.
Thiết kế quầy lễ tân với kiểu dáng thể hiện hài hoà với không gian tổng thể chung đồng thời đảm bảo tính tiện nghi, chiếm ít không giàn sàn tạo cảm giác rộng rãi. Với không gian có diện tích lớn có thể sử dụng quầy lễ tân hình chữ I, chữ L hoặc chữ U. Với không gian quầy có diện tích nhỏ hạn chế nên sử dụng quầy lễ tân có hình dạng vòng cong hoặc oval sẽ giúp tiết kiệm không gian tối đa. Nên trang bị thêm một bộ ghế sofa, bàn trà nhỏ để có không gian cho khách hàng ngồi chờ, đón tiếp đối tác một cách chỉn chu, chuyên nghiệp.